Bật mí những cách giảm đau ngực khi tới tháng hay nhất

Hầu hết chị em vào ngày hành kinh thường xuất hiện những cơn đau nhói ở ngực không rõ nguyên nhân. Vậy có những cách giảm đau ngực khi tới tháng nào hiệu quả và đây có phải là biểu hiện của một loại bệnh? Cùng Tazama vén màn sự thật về vấn đề đau ngực khi có kinh qua bài viết này nha.

Bật mí những cách giảm đau ngực ngày đèn đỏ hiệu quả

Hướng dẫn cách giảm đau ngực khi tới tháng

Đa phần phụ nữ trẻ, chưa có chồng, con thường bị tình trạng đau ngực khi tới tháng vì ngực thường lớn và căn hơn bình thường nhiều. Dưới đây là một vài cách giảm đau ngực ki tới tháng cực kỳ hiệu quả gồm:

1. Chườm nóng và chườm lạnh xung quanh ngực

Chườm nóng là cách giảm đau ngực khi tới tháng trực tiếp và hiệu quả. Khi cảm thấy ngực sưng và đau, bạn có thể quấn chai nước nóng vào một chiếc khăn và chườm lên ngực. Nếu chưa phát huy hiệu quả, bạn cũng có thể chuẩn bị một chậu nước lạnh, ngâm khăn và chườm xen kẽ với nước nóng và nước lạnh.

Chị em cũng có thể sử dụng dầu thầu dầu bôi xung quanh ngực thay vì chườm khăn nóng. Vì dầu thầu dầu có chứa chất tăng cường chức năng tế bào lympho. Nhỏ dầu thầu dầu lên miếng gạc rồi đắp lên ngực, để tránh làm bẩn quần áo, tốt nhất bạn nên bọc trong màng nilon rồi dùng chai nước nóng hoặc khăn nóng chườm nóng trong khoảng 1 giờ.

2. Massage vùng ngực

Massage là cách giảm đau ngực khi tới tháng đơn giản và phát huy tác dụng nhanh nhất. Việc massage nhẹ nhàng trên vùng ngực với những động tác xoay tròn, vỗ nhẹ và vuốt từ trên xuống dưới sẽ giúp cải thiện vấn đề máu lưu thông và tạo sự thoải mái thư giãn cho cơ thể. Để tăng hiệu quả, các chị em có thể sử dụng thêm dầu massage, điều này cũng giúp giảm lực ma sát gây đau rát trên làn da. 

3. Thay đổi lối sống

Chế độ ăn uống và cách sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc đau nhức ở vùng ngực phụ nữ trong những ngày hành kinh. Chính vì vậy, việc tạo lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao phù hợp sẽ giúp giảm đau ngực. 

Các chị em cần giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm chứa chất kích thích như cafein, cồn, thuốc lá và các loại chất béo. Đồng thời tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ, kết hợp với những hoạt động nhẹ như đi bộ, yoga, bơi lội sẽ giảm căng thẳng, stress…

4. Thực hiện các bài tập giãn cơ ngực

Bên cạnh việc massage những bài tập giãn cơ cũng là một cách giảm đau ngực khi tới tháng hiệu quả. Có rất nhiều các bài tập khác nhau vừa phù hợp với cách tập luyện của từng người vừa giảm đau nhức và làm thon gọn cơ thể, tăng kích thước ngực hiệu quả.

Một số bài tập nổi bật như: bài tập hướng thụt ngực, kéo tay, nghiêng cơ thể, nâng ngực… Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao và không xuất hiện những rủi ro không cần thiết, các chị em nên tập những động tác nhẹ nhàng và ngừng khi cơ thể đau và khó chịu.

5. Sử dụng thảo dược

Các loại thảo dược có hỗ trợ rất lớn trong việc giảm đau ngực và là phương pháp hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên đây là liệu pháp có hiệu quả chậm và lâu dài cần sự kiên trì khi lựa chọn để giảm đau ngực vào ngày hành kinh. Các loại thảo dược có thể làm dịu và giảm cơn đau từ ngực cho phụ nữ là: cỏ tranh, nha đam, hoa hướng dương, gừng, hương thảo, sả…

6. Lựa chọn kiểu áo ngực thỏa mái 

Áo ngực quá nhỏ sẽ chèn ép ngực, khiến máu lưu thông kém, từ đó gây sưng tấy và đau đớn ngực khi tới tháng. Áo ngực quá lớn sẽ khiến ngực không thể cố định và khó  vận động mạnh. Vì vậy, hãy chắc chắn để chọn áo ngực phù hợp, vừa vặn với khuôn ngực của bạn để hạn chế tối đa tình trạng đau ngực vào ngày đèn đỏ.

Ăn gì để giảm đau ngực khi có kinh

Ngoài những cách giảm đau ngực khi tới tháng mà chúng tôi chia sẻ thì chị em phụ nữ nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, đặc biệt nên ăn các loại thực phẩm sau:

1. Đậu nành: Đậu nành và thực phẩm chế biến từ đậu nành có chứa isoflavone, có thể làm giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ và giảm bớt sự khó chịu ở ngực.

2. Các loại hạt: Các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân, quả óc chó, hạt vừng… chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể có tác dụng chống ung thư. Hơn nữa, các loại thực phẩm từ hạt có thể làm tăng lượng vitamin E hấp thụ vào cơ thể, lượng vitamin E dồi dào có thể làm cho mô vú đàn hồi hơn.

3. Các loại nấm: Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm đông cô… có thể tăng cường khả năng miễn dịch của con người và có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. Ăn nhiều nấm khi tới tháng có thể giúp giảm đau ngực một phần.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Uống nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng giàu canxi nên tốt cho ngực khi tới tháng.

5. Ăn nhiều rau xanh: Đảm bảo ăn đủ rau mỗi ngày, ăn nhiều cà chua, cà rốt, súp lơ, bí đỏ, tỏi, hành tây, măng tây, dưa chuột, củ cải và một số loại rau lá xanh, rất có ích cho việc duy trì sức khỏe ngực.

Nguyên nhân, dấu hiệu đau ngực khi tới tháng

Các bạn nữ trẻ nên tham khảo những dấu hiệu, nguyên nhân vì sao phụ nữ lại đau ngực khi tới tháng gồm:

1. Nguyên nhân đau ngực khi có kinh 

Đau ngực theo chu kỳ phát sinh trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt do nồng độ hormone tăng lên. Nó có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ sau tuổi 30 và có xu hướng giảm dần sau khi mãn kinh khi kinh nguyệt chấm dứt.

Đau ngực theo chu kỳ thường xảy ra trong giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt, được gọi là giai đoạn hoàng thể. Đây là khi nồng độ estrogen và progesterone cao khiến các mô trong tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh.

Nồng độ estrogen cao cũng kích thích sự phát triển của ống dẫn sữa ở vú, trong khi progesterone cao kích thích sự giãn nở của tuyến vú sản xuất sữa. Những tác động này khiến chất lỏng đọng lại trong vú, gây đau và nhức chủ yếu ở mặt trên và mặt dưới ngực.

2. Dấu hiệu đau ngực kinh ở phụ nữ

  • Đau vùng ngực kéo dài 5–10 ngày trước khi bắt đầu có kinh và sẽ hết sau khi kỳ kinh bắt đầu.
  • Ngực có cảm giác đau nhức, nặng nề và mềm nhưng cũng có thể cảm thấy đau nhói.
  • Vú có cảm giác sưng hoặc vón cục trong những ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu.
  • Thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 50.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đau ngực ngày đèn đỏ

Việc đau ngực ngày đèn đỏ là một việc rất phổ biến ở phụ nữ. Khi đó lượng hormone tăng cao khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng đau nhức và nhạy cảm hơn ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên đây chỉ là những biểu hiện bình thường do có sự thay đổi nội tiết tố đột ngột gây ra. Để lựa chọn được cách giảm đau ngực khi tới tháng phù hợp, các chị em nên hiểu hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến việc đau vùng ngực khác ngoài hormone estrogen gây ra:

1. Tăng cường mạch máu

Khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, các cơ bên trong tử cung co bóp để loại bỏ niêm mạc tử cung. Việc này đòi hỏi cần một lượng máu lớn để có thể diễn ra. Chính vì vậy, tim đẩy mạnh quá trình sản xuất và lưu thông máu, vô tình làm tăng áp lực lên các mạch máu gây đau và căng tức ở vùng ngực của phụ nữ. 

2. Viêm nhiễm âm đạo

Trong thời gian hành kinh, vùng kín phái nữ trở nên nhạy cảm hơn do sự thay đổi hormone estrogen và môi trường bên trong cô bé. Việc này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo khiến vùng kín ngứa rát, đau và tiết ra khí hư có màu trắng hoặc vàng. Nếu viêm nhiễm không được điều trị kịp thời sẽ lan ra vùng ngực gây kích thích và mở rộng mạch máu ở khu vực này. Từ đó tạo thành những cơn đau nhức ở vùng ngực đột ngột. 

3. Vùng mô ngực nhạy cảm

Một bộ phận phái nữ có vùng ngực nhạy cảm sẽ dễ xuất hiện những cơn đau nhức ở bộ phận này hơn bình thường. Và khác với những phụ nữ khác, họ đặc biệt cảm thấy đau và khó chịu hơn trong thời gian diễn ra kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: Những cách giải quyết nhu cầu sinh lý nữ

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đau ngực ngày đèn đỏ

4. Các vấn đề sức khỏe khác

Ngoài những yếu tố trên, việc đau ngực ngày đèn đỏ cũng là một dấu hiệu báo hiệu cơ thể có bất thường về sức khỏe như: viêm tuyến vú, u nang vú. Hoặc những bệnh liên quan đến hệ tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo và sỏi niệu quản gây ra. 

Những cách giảm đau ngực ngày đèn đỏ hiệu quả không cần dùng thuốc

Với những cách giảm đau ngực khi tới tháng trên, các chị em nên lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân để không còn khó chịu và phát hiện sớm những bất thường của cơ thể. Từ đó đảm bảo chất lượng cuộc sống và sức khỏe bản thân luôn ở trạng thái tốt nhất.

DMCA.com Protection Status