7 mẹo bảo vệ vùng kín khi đi bơi

Đi bơi là một hoạt động giải nhiệt vào những lúc thời tiết nóng bức và cũng là lúc chị em tự tin khoe thân hình của mình. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập vào “cô bé” gây viêm nhiễm. Vì vậy bảo vệ vùng kín khi đi bơi là vô cùng cần thiết. Trong nước biển hay hồ bơi có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, hồ bơi cũng có các chất hóa học, đặc biệt là chất khử trùng. Vì vậy, nếu vùng kín không được bảo vệ sẽ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa.

bào vệ vùng kín khi đi bơi

Tại sao cần bảo vệ vùng kín khi đi bơi?

Có nhiều nguyên nhân mà chị em phụ nữ nên bảo vệ vùng kín khi tiếp xúc với nước trong các hồ bơi, khi đi biển hay tiếp xúc với các nguồn nước tự nhiên gồm:

1. Nguy cơ viêm nhiễm vùng kín từ việc bơi lội

Dù đi hồ bơi hay đi biển, các chị em cũng nên chăm sóc thật tốt “cô bé” của mình bằng các cách bảo vệ vùng kín khi đi bơi vì nếu không làm như vậy sẽ dễ mắc phải các bệnh phụ khoa liên quan đến viêm nhiễm vùng kín.

Bởi trong nguồn nước biến hay nước hồ bơi nhân tạo đều có chứa những loại vị khuẩn gây hại khác nhau, đặc biệt chất hóa học trong hồ bơi là chất khử trùng có thể khiến “cô bé” của chị em bị khô rát và nhiễm khuẩn. Việc ngâm mình hàng giờ đồng hồ trong nước không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập mà còn khiến suy giảm nồng độ PH cân bằng của vùng kín.

2. Nguy cơ mắc các bệnh vùng kín do mặc đồ bơi liên tục

Quần áo bơi lội là những bộ đồ kín bó sát toàn bộ cơ thể, với chất liệu vải này khiến cơ thể của bạn có phần bị ngột ngạt và ít được thoát hơi như những bộ đồ thong thoáng bình thường. Khi bơi việc tiếp xúc liên tục cùng các dung dịch nước khử khuẩn trong hồ bơi khiến làn da bạn dễ bị kích ứng, đặc biệt là vùng “cô bé”.

Sự ẩm ướt kết hợp với nguồn nước không sạch dễ dẫn đến viêm nhiễm vùng kín, nhiễm trùng đường tiểu, Do vậy, các chị em sau khi bơi xong phải lập tức thay bộ độ bơi ra ngay tức thì, tắm rửa và vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi về đến nhà nhằm hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

nguy cơ viêm nhiễm vùng kín khi bơi

Những bệnh liên quan đến âm đạo khi đi bơi

Âm đạo là vị trí nhạy cảm, đặc biệt là tới chu kỳ kinh nguyệt. Vậy đến tháng đi bơi có sao không? Có dễ bị viêm nhiễm không? Dưới đây là một số bệnh mà chị em có thể mắc phải khi đi bơi:

1. Nhiễm trùng nấm men: Clo ảnh hưởng đến sự cân bằng độ pH của âm đạo, do đó làm tăng cơ hội cho nấm phát triển, do đó dẫn đến nhiễm trùng nấm men ở vùng kín.

2. Viêm vùng kín:  Clo cũng có thể gây viêm vì nó làm xáo trộn cân bằng độ pH của âm đạo. Nó cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng trong âm đạo khiến âm đạo bị sưng hoặc ngứa.

3. Viêm âm đạo do vi khuẩn: Nhiễm trùng này làm cho vùng âm đạo rất ngứa và kèm theo dịch tiết âm đạo có mùi. Điều này có thể gây ra rất nhiều khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, dịch tiết ra từ âm đạo của bạn cũng có thể gây ra các vấn đề về da khác ở xung quanh vùng kín.

4. Viêm âm hộ: Clo cũng ảnh hưởng đến khu vực bên ngoài của âm đạo. Bạn có thể cảm thấy nóng rát hoặc ngứa trên da âm hộ nếu nó trở nên quá nhạy cảm với clo.

Những mẹo bảo vệ vùng kín khi đi bơi

Để bảo vệ khu vực nhạy cảm này cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:

1. Hạn chế ngâm mình trong nước quá lâu

Khi đi bơi, môi trường nước biển hoặc hồ bơi rất dễ gây ra viêm âm đạo. Ngâm mình trong nước quá lâu không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập mà còn làm thay đổi nồng độ pH cân bằng vốn có trong môi trường âm đạo.

Bên cạnh đó khi đi bơi về nếu thấy có biểu hiện như ngứa rát âm đạo, âm hộ, tiểu rắt, ra nhiều khí hư sền sệt màu trắng đục như sữa và có mùi hôi, cảm thấy đau ở hai hố chậu,… thì các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, sớm phát hiện nguy cơ mầm bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời. Viêm nhiễm âm đạo không gây ra hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, nó có thể gây ảnh hưởng đến tinh trùng. Việc này có thể gây ra tình trạng khó thụ thai hoặc chậm thụ thai.

2. Chọn đồ bơi phù hợp 

Lựa chọn loại đồ bơi vừa size, chất lượng tốt cũng là cách bảo vệ vùng kín khi đi bơi. Đồ bơi là nơi chứa hóa chất bể bơi. Chính vì thế, nên chọn chất liệu co giãn, không thấm hút và không giữ nước để vùng kín luôn được giữ trong tình trạng thoải mái, hạn chế tổn thương. Không nên chọn đồ bơi quá rộng hay quá chật. Đồ bơi quá chật khiến vùng kín bí bách và dễ gây nấm ngứa.

3. Vệ sinh đồ bơi cẩn thận

Để bảo vệ vùng kín khi bơi, bạn nên lưu ý trong việc vệ sinh đồ bơi. Đồ bơi cần được giặt qua bằng tay để loại bỏ hóa chất trước khi cho vào máy giặt. Khi phơi không nên lộn ngược đồ bơi lại vì bụi, vi khuẩn dễ dính vào mặt trong của đồ bơi.Từ đó, vô tình đưa vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vùng kín.

4. Không nên đi bơi vào ngày đèn đỏ

Trong ngày đèn đỏ, cổ tử cung mở rộng hơn bình thường. Việc đi bơi vào những ngày này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang tử cung, từ đó gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt khi tới kỳ kinh nguyệt, phụ nữ không nên tắm hoặc bơi ở những vùng như ao, hồ, các vùng nước không an toàn vì các nguồn nước này chứa rất nhiều vi khuẩn.

5. Đi tiểu tiện ngay khi vừa bơi xong

Ngay khi vừa bơi xong, phụ nữ nên đi tiểu tiện. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi “vùng kín” theo đường nước tiểu. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khuyên là không nên tùy tiện ngồi xuống thành bể bơi. Đó là một trong những nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất. Việc ngồi lên thành bể bơi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

6. Tắm nước sạch ngay khi bơi xong

Việc đi bơi ở bể bơi công cộng rất dễ khiến cơ thể bị nhiễm vi khuẩn từ những người khác. Để bảo vệ cho bản thân và người khác, hãy tắm tráng trước khi bơi và tắm lại bằng xà phòng sau khi bơi. Bằng cách này, có thể tránh mang vi khuẩn xuống bể bơi và rửa sạch vi khuẩn sau khi bơi.

Ngoài ra, sau khi bơi, không nên thụt rửa. Việc này sẽ đưa vi khuẩn từ bể bơi vào trong âm đạo và gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

7. Giữ vùng kín khô

Sau khi rời bể bơi, hãy giữ vùng kín khô nhất có thể. Vi khuẩn có thể sinh sôi tốt nhất trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, hãy vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách sau khi bơi xong. Hãy thay ngay đồ bơi ướt và sử dụng những sản phẩm làm khô, ví dụ như phấn rôm, để giữ vùng kín khô ráo nếu mồ hôi đổ nhiều.

những mẹo bảo vệ vùng kín khi đi bơi

Qua bài viết này, chị em đã nắm được những phương pháp để bảo vệ vùng kín khi đi bơi rồi chứ? Vùng kín là một bộ phận nhạy cảm nên mong chị em hãy luôn bảo vệ “cô bé” trong mọi hoàn cảnh. Nếu các chị em còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến vùng tam giác mật của phụ nữ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ trực tiếp đến tazama.vn để được các chuyên gia giải đáp tận tình. Tazama – Tinh hoa tam giác mật.

DMCA.com Protection Status